Kế hoạch triển khai thí điểm hệ thống giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa được Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an chính thức công bố hôm nay, ngày 25/10/2016.
Theo kế hoạch này, bắt đầu từ ngày 3/11/2016, các phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ bị tự động phát hiện và ghi nhận các hành vi vi phạm thông qua Hệ thống giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh do Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) triển khai thí điểm. Các phương tiện vi phạm giao thông trên tuyến đường này sẽ bị xử lý theo cả hai hình thức “xử phạt nóng” và “xử phạt nguội”.
Cụ thể, Trung tâm điều hành hệ thống sẽ tự động phát hiện, ghi hình các hành vi vi phạm theo Nghị định 46 ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt ; và thông báo cho Tổ Tuần tra kiểm soát giao thông thực hiện dừng phương tiện vi phạm, kiểm soát, xử lý theo quy định. Các trường hợp chưa được kiểm soát, xử lý tại chỗ sẽ được gửi văn bản thông báo theo hình thức “xử phạt nguội”.
Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, trong thời gian từ ngày 25/10 đến ngày 2/11/2016, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng hệ thống giám sát xử lý vi phạm và quy trình xử lý vi phạm cho các cán bộ chiến sỹ đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1.
![]() |
Dự án thí điểm hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo mô hình xã hội hóa trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn Nội Bài - Phú Thọ (Km0+00-Km54+640) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt ngày 1/10/2015.
" alt=""/>Xử lý vi phạm giao thông bằng hình ảnh trên cao tốc Nội Bài![]() |
Apple dứt khoát không mở "cổng hậu" iPhone. |
Nạn nhân mới đây nhất là Open Whisper Systems (OWS), hãng phát triển ứng dụng mã hóa Signal rất phổ biến hiện nay. OWS nhận được chỉ thị phải cung cấp thông tin người dùng liên quan tới hai số điện thoại trong vụ điều tra liên bang ở Virginia.
Chưa hết, chỉ thị từ phía chính phủ còn yêu cầu OWS không được nói với ai về yêu cầu cung cấp thông tin này, ít nhất trong vòng một năm.
Trường hợp của OWS không phải cá biệt. Giới công nghệ đang kêu ca rằng cơ quan luật pháp đang lạm dụng quyền hạn của mình để đưa ra các yêu cầu thậm chí phạm luật.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lại cho rằng các trát yêu cầu cung cấp thông tin này là cần thiết để hỗ trợ phá án và tránh làm "bứt mây động rừng" khiến đối tượng bị điều tra chú ý.
Tất nhiên, "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", mặc dù hiển nhiên các yêu cầu trên là quá đáng và khó có thể biện minh rằng chúng không phạm luật tự do thông tin.
Những thông tin mà OWS được yêu cầu cung cấp đều thuộc dạng nhạy cảm bởi ứng dụng mã hóa của hãng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Khách hàng chủ yếu là doanh nhân và cánh nhà báo.
![]() |
Yahoo đã phải "cúi đầu" trước chính phủ Mỹ. |
Một trường hợp khác là Yahoo. Gã khổng lồ Internet này đã bị FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ép phải do thám hàng triệu email của người dùng. Bất cứ email nào được trao đổi qua Yahoo Mail đều bị quét kiểm tra nếu chúng chứa những từ khóa định sẵn.
Scandal do thám của Yahoo lộ ra sau vụ hơn 500 triệu tài khoản email của hãng bị đánh cắp. Có thông tin cho rằng quy mô của vụ hack còn khủng khiếp hơn nhiều, có thể lên tới trên 1 tỷ tài khoản bị xâm nhập.
Ngoài Apple còn có Microsoft không cam tâm để chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Hãng này đã đâm đơn kiện Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về một trát yêu cầu cung cấp thông tin hồi tháng 4/2016.
Microsoft tố rằng yêu cầu của chính phủ đã vi phạm quyền riêng tư được quy định trong Tu Chính án Thứ Tư (Fourth Amendment) của Hiến pháp Mỹ.
" alt=""/>'Sống nhục' trong giới công nghệ